Sẹo Lồi Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Hiệu Quả 

Sẹo lồi là một phản ứng của cơ thể với những tổn thương chịu tác động từ bên ngoài. Quá trình hình thành sẹo sẽ chịu nhiều yếu tố khiến cho sẹo bị thâm đen, lâu lành hoặc trồi lên trên bề mặt da. Bài viết sẽ hỗ trợ thêm cho bạn những thông tin để giảm hình thành các vết sẹo trên cơ thể.

Những nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Sẹo lồi (keloid) là những vết sẹo nổi gồ trên bề mặt da có thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Sẹo thường có nhiều hình dạng tùy theo mức độ thương tổn và có màu sắc khác nhau. Thường chúng có các màu sắc khác nhau như trắng, đen, sẫm nâu, đỏ tía hoặc bầm tím. Sẹo lồi không gây ảnh hưởng sức khoẻ nhưng lại gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là ở những vùng dễ nhìn thấy. Tuy nhiên, loại sẹo này có thể gây ngứa và đau.

Hình dạng sẹo khác nhau nổi gồ trên bề mặt da
Hình dạng sẹo khác nhau nổi gồ trên bề mặt da

Trong y học, cơ chế hồi phục của cơ thể được hình thành qua 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức. Khi các sợi mô và collagen tăng sinh quá mức khiến chúng thừa thải và đẩy lên trên bề mặt da. Chúng tạo thành những khối cứng, căng và nhìn trơn bóng. Các vết sẹo phình đại còn ảnh hưởng từ yếu tố di truyền hay cơ địa của mỗi người. Ở một số vị trí như cổ, bụng, tai,… sẽ có cảm giác chúng di chuyển khi chạm vào. Trên vị trí dái tai thì sẹo lồi lại cứng, tròn và chắc hơn. 

Xem thêm:

Những tác nhân có thể để lại sẹo:

  • Chấn thương, rách da do tai nạn hoặc vật nhọn 
  • Mắc bệnh về da như mụn, nhiễm trùng da
  • Bỏng do bô xe, nước sôi,…
  • Xỏ lỗ tai
  • Kim tiêm
  • Xăm mình

Nguyên nhân sinh ra sẹo lồi

Có nhiều nguyên nhân để lại những vết sẹo xấu xí trên da có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống không kiêng khem tạo điều kiện phát triển của vết sẹo: thịt gà, thịt bò, nếp, rau muống,…
  • Quá trình lấy mụn không đúng cách làm vi khuẩn dễ dàng thâm nhập
  • Hình thành sẹo lồi do xử lý không đúng cách không loại bỏ hết các bụi bẩn hay dị vật đôi khi còn tồn tại trong vết thương. Làm cho vết thương dễ bị nhiễm trùng và tiến triển nặng hơn
  • Di truyền từ gia đình, để hạn chế hơn bạn có thể quan sát những thành viên trong gia đình. Từ đó có chế độ chăm sóc vết thương cẩn thận hơn
Sẹo có độ đậm nhạt khác nhau thấy rõ bằng mắt thường
Sẹo có độ đậm nhạt khác nhau thấy rõ bằng mắt thường

Phương pháp điều trị sẹo lồi

Đối với các vết sẹo này đều có thể điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) và ngoại khoa (thực hiện các biện pháp phẫu thuật). Theo từng tình trạng bác sĩ có thể thực hiện biện pháp để hạn chế sẹo phình to. Tuy nhiên, các phương pháp này giúp thu nhỏ, tác động cho chúng mềm và mờ dần chứ không thể trở lại như vùng da bình thường ban đầu. 

Xem thêm:

Điều trị sẹo lồi bằng phương pháp nội khoa 

  • Tiêm Steroid: có khả năng ức chế alpha 2-macroglobulin giúp ức chế collagenase đồng thời làm thoái hoá collagen. Tiêm cách nhau 1 – 2 tháng, duy trì trong 6 – 12 tháng và được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn. Thường tiêm cho các cùng sẹo lồi có kích thước nhỏ. Một số tác dụng phụ đi kèm thường thấy là da bị teo, giãn mao mạch và mất sắc tố xung quanh vùng tiêm. 
  • Interferon-alpha & gamma: hoạt động bằng cách ức chế tổng hợp collagen loại I và III thông qua khử acid ribonucleic. Hoạt chất này thường được kết hợp sau khi phẫu thuật. Mỗi liều tiêm 1 triệu đơn vị/ cm, nếu đối với các vùng sẹo lớn sẽ rất tốn kém vì chi phí cao.
  • Điều trị bằng 5-flurouracil (5-FU): là một hoá chất có trong điều trị ung thư, được áp dụng trị sẹo lồi bằng cách tiêm trực tiếp vào vị trí sẹo. Bác sĩ sẽ tiến hành đâm nhiều mũi kim phân bố đều vết sẹo. Đồng thời thoa một lớp thuốc lên trên bề mặt trong khoảng 3 tháng để thấy được kết quả.
  • Tiêm Imiquimod 5%: được bào chế dưới dạng kem bôi 5% dùng sau khi phẫu thuật cắt sẹo. Sau khi dùng các bệnh nhân thường bị tăng sắc tố vùng da sẹo, tỉ lệ gặp phải tình trạng này rơi vào tầm 50%.
Kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa để loại bỏ nhanh chóng hơn
Kết hợp điều trị nội khoa và ngoại khoa để loại bỏ nhanh chóng hơn

Điều trị ngoại khoa 

  • Phẫu thuật: phương pháp này được áp dụng đối với tình trạng sẹo lồi lớn hoặc quá nặng. Được tiến hành cắt bỏ toàn phần và khâu kín vùng điều trị và ghép da toàn phần hay ghép da mỏng. Sau khi thực hiện thì người bệnh có thể bị đau, màu sắc không khớp với màu da tự nhiên. Cần thực hiện kèm theo các loại thuốc nội khoa để đem đến kết quả tốt hơn.
  • Phẫu thuật lạnh: bằng cách đông lạnh sẹo bằng Nitrogen lỏng (-196 độ C) nhằm huỷ hoại tế bào và các mao mạch. Các mô sẹo thiết oxy sẽ bị hoại tử, tróc ra cà xẹp xuống. Đồng thời phun Nitrogen lỏng lên vết sẹo tầm 8 – 10 tuần để đạt được kết quả điều trị. Phương pháp này mang đến hiệu quả với 84% bệnh nhân đến điều trị.
  • Xạ trị: Tia phóng xạ có thể kết hợp hoặc là một liệu pháp điều trị đơn lẻ. Kỹ thuật này nhằm dự phòng tái phát sẹo lồi sau khi phẫu thuật. Tác dụng phụ đi kèm làm tăng sắc tố và có khả năng gây ung thư.

Như các tình trạng da gặp vấn đề khác, sẹo lồi cần nhiều thời gian và phương pháp phù hợp để xử lý kịp thời. Quá trình điều trị tốn nhiều chi phí và đòi hỏi người bệnh cần có sự kiên trì. Xcelens Việt Nam hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích liên quan. Còn đối với tác hiện trạng khác nhau của sẹo bạn nên thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Câu hỏi thường gặp

Cách nào phòng chống sẹo lồi?

Để phòng chống để lại các vết sẹo lồi trên da nên tìm hiểu trước thông tin di truyền của gia đình. Nếu có tiền sử có người từng bị các vết sẹo này thì cần cẩn thận khi gặp các vết thương hở. Tránh thực hiện các biện pháp thẩm mỹ như xỏ khuyên, xăm mình nếu thấy có nguy cơ để lại sẹo. Khi bị thương cần sát trùng hạn chế vi khuẩn phát triển làm vết thương nặng hơn. Hạn chế các thức ăn được khuyến cáo khi đang bị thương. Và thăm khám bác sĩ nếu thấy tình trạng trở nặng hơn.

Sẹo lồi có trị dứt điểm được không?

So với các loại sẹo khác thì trong đó sẹo lồi lại khó điều trị hơn. Có thể điều trị dứt điểm để loại bỏ sẹo u, phù nề nhưng vẫn sẽ để lại dấu vết do các tác dụng phụ của thuốc. Nhưng trong quá trình chữa sẹo cần tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ. Thời gian để bạn nhìn thấy được kết quả có thể từ vài tháng đến vài năm.

Tự điều trị tại nhà có được không?

Không thể tự làm lành sẹo tại nhà, có những trường hợp tự điều trị lại gây các biến chứng nặng hơn và các vết sẹo được mở rộng phạm vi hơn. Ngay khi có triệu chứng sẹo lồi hình thành nên ngừng ngay những chất làm sẹo ngày một tệ. Giai đoạn đầu nếu như chưa quá nặng thì uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế tối đa sẹo phát triển lớn hơn. 

Bài viết cùng chủ đề
Contact Me on Zalo
0906 30 30 64
Scroll to Top