Tiêm Tan Filler Bị Sưng Phải Làm Sao Để Khắc Phục Hiệu Quả?

Tiêm tan filler là giải pháp được nhiều người lựa chọn để khắc phục những ca filler không đạt ý muốn. Thế nhưng, tình trạng sưng tấy sau khi liệu pháp lại là vấn đề khiến không ít người bối rối và lo lắng. Nguyên nhân có thể đến từ phản ứng của cơ thể với enzyme hyaluronidase, kỹ thuật tiêm chưa chuẩn xác, hoặc tình trạng viêm nhiễm tại vùng điều trị. Để làm rõ hơn về tiêm tan filler bị sưng, chúng ta cần tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng và cách xử lý hiệu quả nhằm đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.

Xem thêm:

Nguyên nhân tiêm tan filler bị sưng

Tiêm tan là lựa chọn của nhiều người nhằm lấy lại dáng vẻ ban đầu của vùng điều trị, tuy nhiên sau khi thực hiện xong bạn gặp tình trạng sưng. Nguyên nhân gây sưng có thể bắt nguồn từ: 

Phản ứng bình thường của cơ thể

Sau khi tiêm tan filler, cơ thể sẽ có phản ứng tự nhiên để thích nghi với hoạt chất hyaluronidase. Quá trình này có thể gây:

  • Sưng nhẹ tại vị trí tiêm, thường kéo dài 1-3 ngày
  • Đỏ da, hơi căng tức nhẹ nhưng không đau nhiều.
  • Một số trường hợp có vết bầm nhỏ do mao mạch bị tác động.

Tiêm tan filler bị sưng là những phản ứng bình thường và sẽ tự biến mất khi cơ thể hấp thụ enzyme tiêm tan.

 

Tiêm tan filler bị sưng
Những nguyên nhân khiến tiêm tan filler bị sưng

Kỹ thuật tiêm và liều lượng

Bác sĩ thực hiện tiêm tan filler cần có kỹ thuật chính xác để tránh gây tổn thương mô da. Nếu tiêm quá sâu hoặc sai vị trí, vùng tiêm có thể bị sưng nhiều hơn. Ngoài ra, liều lượng enzyme tiêm tan cũng rất quan trọng. Nếu sử dụng quá nhiều, cơ thể có thể phản ứng mạnh hơn, dẫn đến tình trạng sưng tấy nghiêm trọng hơn bình thường.

Cơ địa và tình trạng da

Ngoài hai yếu tố trên thì tình trạng cơ địa, tình trạng da tại thời điểm thực hiện cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sưng hay không sưng. Những người có làn da nhạy cảm, dễ bầm tím hoặc có tiền sử dị ứng với hyaluronidase có thể bị sưng lâu hơn. Ngoài ra, nếu vùng da tiêm đã từng bị tổn thương trước đó, phản ứng viêm có thể mạnh hơn so với người bình thường.

Chất lượng thuốc tiêm tan

Yếu tố quan trọng khiến việc tiêm tan filler bị sưng đó là chất lượng thuốc được sử dụng trong liệu trình. Nếu sử dụng các sản phẩm không chất lượng, không đảm bảo an toàn vùng điều trị có thể bị viêm nhiễm, sưng bầm, thậm chí là kích ứng nặng. Vì vậy, việc lựa chọn cơ sở tiêm uy tín và sản phẩm chất lượng là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro.

Tiêm tan filler bị sưng
Tiêm tan bị sưng do chất lượng sản phẩm kém

Tiêm tan filler bị sưng bao lâu thì hết?

Như đã nói trên, tình trạng này là phản ứng bình thường của cơ thể và có thể giảm sau 1 – 3 ngày điều trị. Từ 3-7 ngày, sưng sẽ giảm đi đáng kể, các vết bầm (nếu có) cũng dần mờ đi. Nếu sau 7 ngày mà vẫn còn sưng nhiều hoặc xuất hiện dấu hiệu bất thường như đau nhức, mưng mủ, bạn nên đi kiểm tra ngay để tránh biến chứng.

Anti-Yal |1500| – Lời Giải Cho Những Ca Tiêm Filler Hỏng, Lệch, Vón Cục

Anti-Yal 1500 của Xcelens là một sản phẩm chứa hyaluronidase, một loại enzyme được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực thẩm mỹ để phân giải và làm tan filler chứa acid hyaluronic. Với liều lượng 1500 IU dạng bột khô trong mỗi lọ, sản phẩm được pha với 10ml dung dịch nước muối sinh lý trước khi sử dụng, đảm bảo hiệu quả và an toàn khi tiêm.

Đây là giải pháp tối ưu để xử lý các trường hợp tiêm filler không đạt kết quả như mong muốn, chẳng hạn như sưng tấy kéo dài, filler bị vón cục, hiệu ứng Tyndall (vùng da xanh xao do filler đặt sai vị trí), hoặc thậm chí là biến chứng nghiêm trọng như tắc mạch. Anti-Yal 1500 hoạt động bằng cách xúc tác quá trình thủy phân acid hyaluronic, giúp cơ thể phân hủy và loại bỏ chất filler một cách tự nhiên, nhanh chóng.

Tiêm tan filler bị sưng
Anti-Yal |1500| – Sản phẩm tiêm tan filler những vùng không hài lòng

Cách giảm sưng sau tiêm tan filler hiệu quả

Sau khi tiêm tan filler tình trạng sưng nhẹ là phản ứng bình thường và để cải thiện bạn hãy áp dụng những cách sau đây nhé!

  • Chườm lạnh là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để giảm sưng. Bạn có thể dùng đá bọc vào khăn mềm hoặc túi chườm lạnh và áp nhẹ lên vùng sưng. Thực hiện chườm trong khoảng 10–15 phút mỗi lần, lặp lại nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, cần tránh đặt đá trực tiếp lên da để không gây bỏng lạnh.
  • Tiêm tan filler bị sưng có thể giảm bớt khi bạn có chế độ chăm sóc phù hợp, uống nhiều nước và chế độ sinh hoạt lành mạnh.
  • Bạn tuyệt đối không chạm tay vào vùng điều trị, không nên xoa bóp hay tác động mạnh lên vùng tiêm để tránh làm kích thích thêm phản ứng sưng viêm. Đặc biệt khi ngủ không nên nằm sấp hoặc đè lên vùng tiêm để tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Xem thêm:

Lời kết

Tiêm tan filler bị sưng là tình trạng phổ biến ở nhiều người và bạn không cần quá lo lắng vì vết sưng sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài ngày. Trường hợp vùng điều trị bị sưng kéo dài và đi kèm thêm nhiều biến chứng khác hãy liên hệ cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Xcelens mong rằng, những thông tin trong bài viết trên giúp quý bạn đọc hiểu hơn cũng như có được phương án sử dụng kịp thời cho mình. 

Bài viết cùng chủ đề
Contact Me on Zalo
0906 30 30 64
Scroll to Top