Tiêm filler môi là phương pháp thẩm mỹ hiện đại giúp bạn nhanh chóng sở hữu đôi môi căng mọng, quyến rũ. Tuy nhiên, sau liệu pháp, tình trạng sưng tấy là điều khiến nhiều người lo lắng. Hãy cùng Xcelens tìm hiểu nguyên nhân, cách giảm sưng khi tiêm filler môi và những lưu ý quan trọng để đảm bảo quá trình làm đẹp an toàn, hiệu quả.
Xem thêm:
- Tiêm filler môi là gì? Khám phá các dáng tiêm filler môi đẹp hiện nay
- Tất tần tật về tiêm filler ai cũng nên biết?
Tiêm filler có sưng không? Bao lâu thì hết sưng?
Tiêm filler môi có thể gây sưng, nhưng đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể với việc đưa chất làm đầy vào môi. Sưng nhẹ thường không đáng lo ngại và sẽ giảm dần sau 1-2 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường, cần xem xét những nguyên nhân tiềm ẩn khác.
Nguyên nhân tiêm filler bị sưng tấy đau nhức
Tiêm filler môi là một kỹ thuật làm đẹp phổ biến, giúp cải thiện các đường nét của môi và làm đẹp nhanh chóng mà không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, không ít người gặp phải tình trạng sưng tấy hoặc đau nhức sau khi tiêm filler xong. Đây có thể là phản ứng tự nhiên của cơ thể hoặc dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:
Phản ứng sinh lý tự nhiên
Sưng tấy nhẹ là phản ứng phổ biến sau tiêm filler. Khi chất làm đầy được đưa vào da, cơ thể cần thời gian để thích nghi và ổn định. Điều này thường xảy ra trong 24-48 giờ đầu, nhất là ở những vùng nhạy cảm như môi.
Kỹ thuật tiêm không đúng cách
Tay nghề của bác sĩ là yếu tố quyết định đến mức độ sưng cũng như độ đau khi thực hiện liệu pháp. Nếu kỹ thuật không chuẩn xác, kim tiêm có thể đâm sâu vào các mô mềm hoặc mạch máu, gây tổn thương, viêm nhiễm,…Việc tiêm quá nhanh hoặc không phân bố đều filler cũng có thể dẫn đến hiện tượng căng tức và sưng đau.
Chất lượng filler không đảm bảo
Khi thực hiện tiêm filler môi, nếu sử dụng loại filler kém chất lượng hoặc không rõ nguồn gốc dễ gây kích ứng, viêm nhiễm và thậm chí dị ứng nghiêm trọng. Vì vậy, việc chọn sản phẩm filler có nguồn gốc uy tín, được cấp phép sử dụng là yếu tố then chốt để hạn chế rủi ro này.
Nếu bạn đang tìm kiếm một dòng filler cao cấp, vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ vượt trội, Xcelens sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Có thể kể đến một số sản phẩm hàng đầu như: Genyal Polyvalent, Genyal Volumae, Xcelens Extra 3 With Lidocaine, Xcelens Extra 4 with Lidocaine, Xcelens Extreme HV with Lidocaine,…Với công thức độc đáo, filler Xcelens không chỉ giúp làm đầy mà còn hỗ trợ tái tạo đường nét mềm mại, mang lại hiệu quả lâu dài và sự hài lòng vượt mong đợi.
Chăm sóc sau tiêm không đúng cách
Thói quen sờ, nắn hoặc tác động mạnh vào vùng tiêm ngay sau khi thực hiện có thể làm filler di chuyển, gây viêm và sưng nặng hơn. Ngoài ra, tiếp xúc với nhiệt độ cao (xông hơi, tắm nước nóng) cũng làm vùng tiêm dễ bị kích ứng.
Cách giảm sưng khi tiêm filler môi
Sưng là một phản ứng tự nhiên sau khi tiêm filler môi, thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ. Tuy nhiên, với những cách chăm sóc phù hợp, bạn có thể giảm sưng nhanh chóng và đảm bảo kết quả tiêm filler đẹp tự nhiên. Dưới đây là những phương pháp hữu hiệu để giảm sưng sau tiêm filler môi:
Chườm lạnh
Ngay sau khi tiêm filler, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh hoặc bọc viên đá trong khăn sạch để áp nhẹ lên vùng môi. Lạnh giúp co mạch máu, giảm sưng tấy và làm dịu cảm giác đau. Nên chườm trong khoảng 10-15 phút mỗi lần, lặp lại vài lần trong ngày đầu tiên.
Tránh tác động mạnh vào vùng môi
Không sờ, nắn hoặc tác động mạnh vào vùng môi trong ít nhất 48 giờ sau tiêm. Điều này giúp filler ổn định và tránh kích ứng làm tình trạng sưng tấy nghiêm trọng hơn.
Tránh các yếu tố gây nóng
Một trong những cách giảm sưng khi tiêm filler môi là hạn chế tắm nước nóng, xông hơi hoặc tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong những ngày đầu.Vì nhiệt độ cao có thể làm giãn mạch máu, khiến môi sưng nhiều hơn.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tiêm filler môi là một phương pháp thẩm mỹ phổ biến và an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và sử dụng sản phẩm chất lượng. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các cách giảm sưng khi tiêm filler môi nhưng vẫn không cải thiện, thậm chí xuất hiện dấu hiệu bất thường thì hãy liên hệ cho bác sĩ điều trị.
- Sưng tấy không giảm sau 3 ngày: Mặc dù sưng nhẹ là phản ứng bình thường, nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn 72 giờ mà không có dấu hiệu thuyên giảm, đó có thể là biểu hiện của viêm hoặc filler không tương thích.
- Đau nhức dữ dội hoặc khó chịu kéo dài: Sau khi tiêm filler, cảm giác đau nhẹ thường chỉ kéo dài trong vài giờ đến một ngày. Nếu người điều trị cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc không thể chịu đựng được, hãy liên hệ ngay với bác sĩ.
- Môi biến dạng hoặc không đều: Trường hợp đã áp dụng các cách giảm sưng khi tiêm filler môi nhưng vẫn xuất hiện tình trạng lệch, vón cục hoặc hình dạng bất thường sau tiêm.
Kết luận
Việc giảm sưng sau liệu pháp filler không chỉ giúp bạn nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp tự nhiên mà còn đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi. Với những hướng dẫn chi tiết về cách giảm sưng khi tiêm filler môi trong bài viết, Xcelens mong rằng bạn có thể thuận lợi sở hữu một đôi môi căng mọng, cuốn hút.